Tỷ phú trùn quế Nguyễn Thái Bình
Liên hệ: 0911.860.222: Để mua trùn quế trên toàn quốc nhé quý bà con (hiện tại chúng tôi liên kết với rất nhiều trại nuôi)
Tỉ phú Nguyễn Thái Bình đang thử làm “trùn quế sấy khô” đáp ứng nhu cầu của các chủ trại chăn nuôi tôm, cá,..
Có được 3 trang trại nuôi trùn trị giá bạc tỷ với diện tích hơn 10.000 m2 như hôm nay, ông chủ trẻ 30 tuổi đời Nguyễn Thái Bình đã trải qua không ít gian truân.
Gian nan ngày đầu... thử nghiệm
Lúc mới ra trường, mơ ước của chàng kỹ sư ngành kinh tế biển Đại học Hàng hải Nguyễn Thái Bình là kinh doanh. Nhưng rồi càng làm ăn càng thua lỗ đến nỗi năm 2000 gia đình anh phải bán ngôi nhà mặt tiền ở đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Tiền bán nhà chỉ đủ... trả nợ, thế là anh phải chạy vạy mượn tiền bạn bè, người quen mua miếng đất 100 m2 rồi cất một căn nhà nhỏ sống qua ngày ở Củ Chi.
Trong những ngày thất cơ lỡ vận, chàng trai trẻ quen với cuộc sống đô thị thường câu cá để giải khuây và suy tính cách làm ăn mới. Một hôm, trong lúc buông câu, anh chợt nghĩ lũ cá thích ăn trùn thế kia sao mình không thử nuôi trùn bán cho những người nuôi cá. Thế là anh tìm mua sách hướng dẫn nuôi trùn đất về đọc. Với những kiến thức ít ỏi có được, anh quyết định mua giống trùn quế về nuôi thử. Khổ nỗi ở TPHCM không có người nuôi trùn, anh Bình phải lặn lội lên tận Bảo Lộc - Lâm Đồng mua con giống. Mất gần triệu bạc, anh mới mua được một mớ trùn nhỏ li ti trộn lẫn với đất đem về Củ Chi thử “gầy dựng sự nghiệp”.
“Thì ra nuôi trùn dễ ợt. Mình là dân TP nên cầm cái cuốc cái xẻng còn khó chứ nuôi trùn thì khỏe re hà. Chỉ cần có một khoảng đất trống, tráng nền rồi ngăn ra từng ô vuông, sau đó mua trùn giống về thả vô, lấy phân trâu, bò, heo... rải lên là xong. Trùn tự ăn phân, quấn nhau rồi sinh sản, không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng như những con vật khác...” - anh Bình kể.
Tôi hỏi đùa: “Vậy là anh thành tỉ phú cũng dễ ợt rồi”. Anh Bình lắc đầu: “Đổ mồ hôi, sôi nước mắt chứ chẳng chơi bởi cái khó lại nằm ở chỗ... bán con trùn này cho ai?”. Rồi anh kể tiếp cuộc hành trình gian nan của mình: “Nhiều người đâu biết con trùn quế có thể làm thức ăn dặm cho tôm, cá, ba ba... nên đi hết các trang trại từ TPHCM đến các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang... năn nỉ gãy cả lưỡi cũng chẳng có ai mua. Nhiều người còn cười mỉa mai: “Cho cũng không thèm lấy, nói gì đến chuyện bỏ hơn trăm ngàn để mua 1 kg trùn đất”. Đã có lúc nản chí, anh muốn đem số trùn nuôi vứt xuống sông cho cá ăn... miễn phí! Nhưng chẳng lẽ lại chịu cảnh trắng tay thêm lần nữa... Thế là anh tiếp tục rong ruổi lang thang “tiếp thị”. Không phụ người có công, cuối cùng anh cũng gặp được “quý nhân”: Anh Hùng Tiến, chủ trại nuôi ba ba ở Thanh Đa, đã bỏ ra 1,7 triệu đồng để mua 10 kg trùn quế! Nét hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt anh khi kể lại “chuyện xưa”: “Lúc đó mình vừa mừng vừa lo vì không biết hiệu quả thế nào. Sau đó thấy con trùn quế làm thức ăn dặm cho ba ba có hiệu quả nên anh Tiến đã giới thiệu thêm một số bạn bè đến chỗ nuôi trùn của mình đặt hàng”.
Sau đó, vận may lại tiếp tục mỉm cười với anh “nông dân” Nguyễn Thái Bình. Số là trong một lần đi mua phân bò về cho trùn ăn, thấy phân ở các trang trại bò sữa quá nhiều, gây ô nhiễm môi trường, anh Bình chợt nghĩ đến chuyện lấy con trùn quế bỏ vào phân để “giải quyết” nhanh mùi hôi, thúi. Sau khi “thử nghiệm” thành công, các chủ trang trại bò sữa ở Củ Chi và quận 12 đã đồng ý mua trùn của anh Bình. Vậy là anh lại có thêm đối tác làm ăn.
Con trùn nhỏ, lợi nhuận lớn
Bây giờ thì chàng kỹ sư “lỡ vận” Nguyễn Thái Bình ngày nào đã có trong tay 3 trang trại nuôi trùn (ở Củ Chi, quận 12 và Bình Dương) với tổng diện tích trên 10.000 m2. Bà con ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, Củ Chi gọi anh là tỉ phú bởi ngoài thu nhập mỗi tháng trên 100 triệu đồng, 3 trang trại của vợ chồng anh trị giá không dưới hàng chục tỷ đồng.
Nghề nuôi trùn quế của anh đã bắt đầu có đầu ra. Anh Vũ Văn Mừng, người nuôi tôm nhiều năm nay ở huyện Cần Giờ, cho biết: “Trùn quế là thức ăn giàu chất đạm, nếu cho tôm ăn dặm trong giai đoạn trước thu hoạch khoảng 20 ngày là thích hợp và đạt hiệu quả cao”. “Thừa thắng xông lên”, anh Bình đang thử chế biến... “trùn quế sấy khô” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ trại chăn nuôi tôm, cá... Nếu thành công, 1 kg trùn sấy khô sẽ được bán với giá khoảng 300.000 đồng.
Chí thú làm ăn, không từ bỏ dù là một cơ hội nhỏ, tỉ phú Nguyễn Thái Bình đã biến con trùn nhỏ thành sự nghiệp lớn.
(Thiên Long tổng hợp theo báo Người Lao Động 2004)
Có được 3 trang trại nuôi trùn trị giá bạc tỷ với diện tích hơn 10.000 m2 như hôm nay, ông chủ trẻ 30 tuổi đời Nguyễn Thái Bình đã trải qua không ít gian truân.
Gian nan ngày đầu... thử nghiệm
Lúc mới ra trường, mơ ước của chàng kỹ sư ngành kinh tế biển Đại học Hàng hải Nguyễn Thái Bình là kinh doanh. Nhưng rồi càng làm ăn càng thua lỗ đến nỗi năm 2000 gia đình anh phải bán ngôi nhà mặt tiền ở đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. Tiền bán nhà chỉ đủ... trả nợ, thế là anh phải chạy vạy mượn tiền bạn bè, người quen mua miếng đất 100 m2 rồi cất một căn nhà nhỏ sống qua ngày ở Củ Chi.
Trong những ngày thất cơ lỡ vận, chàng trai trẻ quen với cuộc sống đô thị thường câu cá để giải khuây và suy tính cách làm ăn mới. Một hôm, trong lúc buông câu, anh chợt nghĩ lũ cá thích ăn trùn thế kia sao mình không thử nuôi trùn bán cho những người nuôi cá. Thế là anh tìm mua sách hướng dẫn nuôi trùn đất về đọc. Với những kiến thức ít ỏi có được, anh quyết định mua giống trùn quế về nuôi thử. Khổ nỗi ở TPHCM không có người nuôi trùn, anh Bình phải lặn lội lên tận Bảo Lộc - Lâm Đồng mua con giống. Mất gần triệu bạc, anh mới mua được một mớ trùn nhỏ li ti trộn lẫn với đất đem về Củ Chi thử “gầy dựng sự nghiệp”.
“Thì ra nuôi trùn dễ ợt. Mình là dân TP nên cầm cái cuốc cái xẻng còn khó chứ nuôi trùn thì khỏe re hà. Chỉ cần có một khoảng đất trống, tráng nền rồi ngăn ra từng ô vuông, sau đó mua trùn giống về thả vô, lấy phân trâu, bò, heo... rải lên là xong. Trùn tự ăn phân, quấn nhau rồi sinh sản, không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng như những con vật khác...” - anh Bình kể.
Tôi hỏi đùa: “Vậy là anh thành tỉ phú cũng dễ ợt rồi”. Anh Bình lắc đầu: “Đổ mồ hôi, sôi nước mắt chứ chẳng chơi bởi cái khó lại nằm ở chỗ... bán con trùn này cho ai?”. Rồi anh kể tiếp cuộc hành trình gian nan của mình: “Nhiều người đâu biết con trùn quế có thể làm thức ăn dặm cho tôm, cá, ba ba... nên đi hết các trang trại từ TPHCM đến các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang... năn nỉ gãy cả lưỡi cũng chẳng có ai mua. Nhiều người còn cười mỉa mai: “Cho cũng không thèm lấy, nói gì đến chuyện bỏ hơn trăm ngàn để mua 1 kg trùn đất”. Đã có lúc nản chí, anh muốn đem số trùn nuôi vứt xuống sông cho cá ăn... miễn phí! Nhưng chẳng lẽ lại chịu cảnh trắng tay thêm lần nữa... Thế là anh tiếp tục rong ruổi lang thang “tiếp thị”. Không phụ người có công, cuối cùng anh cũng gặp được “quý nhân”: Anh Hùng Tiến, chủ trại nuôi ba ba ở Thanh Đa, đã bỏ ra 1,7 triệu đồng để mua 10 kg trùn quế! Nét hạnh phúc vẫn hiện trên gương mặt anh khi kể lại “chuyện xưa”: “Lúc đó mình vừa mừng vừa lo vì không biết hiệu quả thế nào. Sau đó thấy con trùn quế làm thức ăn dặm cho ba ba có hiệu quả nên anh Tiến đã giới thiệu thêm một số bạn bè đến chỗ nuôi trùn của mình đặt hàng”.
Sau đó, vận may lại tiếp tục mỉm cười với anh “nông dân” Nguyễn Thái Bình. Số là trong một lần đi mua phân bò về cho trùn ăn, thấy phân ở các trang trại bò sữa quá nhiều, gây ô nhiễm môi trường, anh Bình chợt nghĩ đến chuyện lấy con trùn quế bỏ vào phân để “giải quyết” nhanh mùi hôi, thúi. Sau khi “thử nghiệm” thành công, các chủ trang trại bò sữa ở Củ Chi và quận 12 đã đồng ý mua trùn của anh Bình. Vậy là anh lại có thêm đối tác làm ăn.
Con trùn nhỏ, lợi nhuận lớn
Bây giờ thì chàng kỹ sư “lỡ vận” Nguyễn Thái Bình ngày nào đã có trong tay 3 trang trại nuôi trùn (ở Củ Chi, quận 12 và Bình Dương) với tổng diện tích trên 10.000 m2. Bà con ở ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, Củ Chi gọi anh là tỉ phú bởi ngoài thu nhập mỗi tháng trên 100 triệu đồng, 3 trang trại của vợ chồng anh trị giá không dưới hàng chục tỷ đồng.
Nghề nuôi trùn quế của anh đã bắt đầu có đầu ra. Anh Vũ Văn Mừng, người nuôi tôm nhiều năm nay ở huyện Cần Giờ, cho biết: “Trùn quế là thức ăn giàu chất đạm, nếu cho tôm ăn dặm trong giai đoạn trước thu hoạch khoảng 20 ngày là thích hợp và đạt hiệu quả cao”. “Thừa thắng xông lên”, anh Bình đang thử chế biến... “trùn quế sấy khô” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ trại chăn nuôi tôm, cá... Nếu thành công, 1 kg trùn sấy khô sẽ được bán với giá khoảng 300.000 đồng.
Chí thú làm ăn, không từ bỏ dù là một cơ hội nhỏ, tỉ phú Nguyễn Thái Bình đã biến con trùn nhỏ thành sự nghiệp lớn.
(Thiên Long tổng hợp theo báo Người Lao Động 2004)
* Khách mua 50 kg trở lên sẽ được giảm giá đặc biệt chỉ 15.000đ/kg
- Mua tận nơi: 400.000 đ/ 20kg
- Nếu ở xa: 500.000đ/ 20kg (nhà xe thu hộ, đi gửi xong lại phải đi lấy tiền, rất mất công (tổng cộng đến 60km))
Ưu tiên khách chuyển khoản trước sẽ có GIÁ ĐẶC BIỆT:
(
450.000đ) 400.000đ/ 20kg
(chỉ áp dụng 10 khách đầu tiên → miễn phí luôn cước gửi xe)
- Địa chỉ: Thôn 86, Ea Tiêu, Cư Kuin, Đăk Lăk
- Liên hệ: 0911.860.222
(Hoặc nhắn tin: TRUNQUE gửi 0911860222 chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn cẩn thận)
(Xin cảm ơn hơn 1000 khách đã mua)